Trong bài viết hôm nay mình xin được giới thiệu đến các bạn phương pháp và các thao tác thí nghiệm vật liệu xây dựng xác định độ lưu động của hỗn hợp bê tông dẻo xây dựng thông thường.
Hỗn hợp bê tông có đạt chất lượng hay không và sử dụng các thành phần nguyên liệu phù hợp hay không ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình sau này. Qua bài viết này những kỹ sư giám sát thi công xây dựng tương lai sẽ nắm được quy tắc và phương pháp thí nghiệm vật liệu xây dựng độ lưu động của hỗn hợp bê tông.
Hỗn hợp bê tông có đạt chất lượng hay không và sử dụng các thành phần nguyên liệu phù hợp hay không ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình sau này. Qua bài viết này những kỹ sư giám sát thi công xây dựng tương lai sẽ nắm được quy tắc và phương pháp thí nghiệm vật liệu xây dựng độ lưu động của hỗn hợp bê tông.
Thí nghiệm vật liệu xây dựng: Xác định độ lưu động của bê tông
- Giúp bạn nắm vững lý thuyết và làm quan với phương pháp thao tác thí nghiệm vật liệu xây dựng xác định độ lưu động của hỗn hợp bê tông dẻo thông thường dùng trong quá trình xây dựng công trình.
- Từ các phương pháp thực nghiệm đưa ra nhận xét về tính công tác của hỗn hợp bêtông, khả năng lắp đầy khuôn của hỗn hợp bêtông dưới tác động của đầm lèn, so sánh với độ lưu động thiết kế ban đầu.
- Từ các phương pháp thực nghiệm đưa ra nhận xét về tính công tác của hỗn hợp bêtông, khả năng lắp đầy khuôn của hỗn hợp bêtông dưới tác động của đầm lèn, so sánh với độ lưu động thiết kế ban đầu.
1. Xác định độ lưu động của hỗn hợp bê tông:
- Độ lưu động của hỗn hợp bêtông là một tiêu chí rất quan trọng giúp đánh giá khả năng dễ chảy của hỗn hợp bêtông dưới tác dụng của trọng lượng bản thân hoặc gia công chấn động.
- Độ lưu động của hỗn hợp bê tông được kiểm tra và đánh giá thông qua độ sụt nón hoặc là độ cứng của hỗn hợp. Đối với hỗn hợp bê tông dẻo thông thường thì độ lưu động được đánh giá thông qua độ sụt nón.
1.1: Dụng cụ, thiết bị và nguyên vật liệu cần có trong thí nghiệm vật liệu xây dựng:
- Côn thử độ sụt hình nón cụt, kích thước: chiều cao h = 300 mm, đường kính đáy dưới D = 200 mm, đường kính đáy trên d = 100 mm, côn nón cụt này được áp dụng đối với cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 40 mm.
- Độ lưu động của hỗn hợp bê tông được kiểm tra và đánh giá thông qua độ sụt nón hoặc là độ cứng của hỗn hợp. Đối với hỗn hợp bê tông dẻo thông thường thì độ lưu động được đánh giá thông qua độ sụt nón.
1.1: Dụng cụ, thiết bị và nguyên vật liệu cần có trong thí nghiệm vật liệu xây dựng:
- Côn thử độ sụt hình nón cụt, kích thước: chiều cao h = 300 mm, đường kính đáy dưới D = 200 mm, đường kính đáy trên d = 100 mm, côn nón cụt này được áp dụng đối với cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 40 mm.
Thí nghiệm vật liệu xây dựng hỗn hợp bê tông |
- Que đầm bằng sắt tròn trơn 16 dài 600 mm.
- Phễu đổ hỗn hợp bêtông.
- Thước lá bằng kim loại độ chính xác 1 mm.
- Khay trộn vật liệu, bay, tấm kim loại nhẵn.
- Ống thủy tinh dùng đong nước, cân kỹ thuật có độ chính xác 1 g.
- Ximăng, cát, đá ở trạng thái khô hoàn toàn, nước sạch cần cho nhào trộn hỗn hợp bêtông.
1.2: Trình tự phương pháp thí nghiệm vật liệu xây dựng hỗn hợp bê tông:
- Sử dụng ximăng PCB40.
- Phễu đổ hỗn hợp bêtông.
- Thước lá bằng kim loại độ chính xác 1 mm.
- Khay trộn vật liệu, bay, tấm kim loại nhẵn.
- Ống thủy tinh dùng đong nước, cân kỹ thuật có độ chính xác 1 g.
- Ximăng, cát, đá ở trạng thái khô hoàn toàn, nước sạch cần cho nhào trộn hỗn hợp bêtông.
1.2: Trình tự phương pháp thí nghiệm vật liệu xây dựng hỗn hợp bê tông:
- Sử dụng ximăng PCB40.
- Giả sử cấp phối của hỗn hợp bêtông M200, SN = 3 – 8 cm như sau :
- Ximăng = 293 kg/m3bêtông
- Cát = 653 kg/m3bêtông
- Đá = 1228 kg/m3bêtông
- Nước = 195 kg/m3bêtông
- Từ cấp phối của 1m3 bêtông, ta tính quy đổi cho việc chế tạo 12 lít bêtông ( vì thử độ sụt nón thì cần 8 lít, đúc mẫu bêtông trong khuôn 150*150*150 thì cần ít nhất là 10,2 lít ) :
- Ximăng = 3,516 kg/12litbêtông
- Cát = 7,836 kg/12litbêtông
- Đá = 14,736 kg/12litbêtông
- Nước = 2,34 kg/12litbêtông
- Nhào trộn hỗn hợp bêtông.
- Nón cụt tiêu chuẩn được lau ẩm, đặt thẳng đứng trên nền phẳng + cứng + không thấm nước.
- Giữ và ép chặt nón cụt tiêu chuẩn xuống nền phẳng; đổ bêtông vào nón cụt thông qua phễu; bêtông được đổ vào nón cụt thành 3 lớp; mỗi lớp được đầm 25 cái bằng que đầm tiêu chuẩn, đầm từ ngoài vào trong, que đầm phải song song đường sinh của nón cụt; kể từ lớp bêtông thứ hai, que đầm không được ăn sâu xuống lớp bêtông phía dưới quá 2 cm.
- Đầm xong, dùng bay xoa phẳng mặt của nón cụt, thu dọn bêtông rơi vãi ở chân nón cụt. Từ từ nhất nón cụt ra ( trong vòng 5 – 7 giây ).
- Đặt nón cụt tiêu chuẩn sát bên khối hỗn hợp bêtông, đặt que đầm lên nón cụt, dùng thước đo khoảng cách từ mép dưới que đầm tới đỉnh cao nhất của khối hỗn hợp bêtông. Ghi lại độ sụt đo được và so sánh với độ sụt thiết kế.
- Nếu SN > 8 thì hỗn hợp bêtông nhão phải tăng lượng cát và đá sao cho C/Đ = const. Nếu SN < 3 thì hỗn hợp bêtông cứng phải tăng lượng nước và ximăng sao cho N/X = const.
- Nếu khi rút côn mà khối mẫu bêtông bị đổ thì phải thử lại bằng mẫu khác.
- Nếu SN > 8 thì hỗn hợp bêtông nhão phải tăng lượng cát và đá sao cho C/Đ = const. Nếu SN < 3 thì hỗn hợp bêtông cứng phải tăng lượng nước và ximăng sao cho N/X = const.
- Nếu khi rút côn mà khối mẫu bêtông bị đổ thì phải thử lại bằng mẫu khác.
Trình tự thử độ sụt trong phương pháp thí nghiệm vật liệu xây dựng hỗn hợp bê tông |
2. Tính toán kết quả thí nghiệm vật liệu xây dựng hỗn hợp bê tông:
- Lượng ximăng: 3.5kg, cát: 7.8kg ,đá: 14.8kg, nước: 2.4 lít.
- Độ sụt ta đo được trong thí nghiệm là 8cm.
3. NHẬN XÉT :
- Độ sụt nằm trong khoảng cho phép là 6 – 8cm, Không cần tiến hành lại thí nghiệm mà tiến hành đúc mẫu liền.
- Độ sụt ta đo được trong thí nghiệm là 8cm.
3. NHẬN XÉT :
- Độ sụt nằm trong khoảng cho phép là 6 – 8cm, Không cần tiến hành lại thí nghiệm mà tiến hành đúc mẫu liền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét