Hiển thị các bài đăng có nhãn Thí nghiệm vật liệu xây dựng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thí nghiệm vật liệu xây dựng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

Hướng Dẫn Chi Tiết về Phân Loại và Thành Phần Bê Tông

Bê tông là một loại vật liệu xây dựng quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Việc hiểu rõ về phân loại, thành phần và tỷ lệ phối trộn bê tông sẽ giúp bạn lựa chọn và sử dụng bê tông một cách hiệu quả.

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2024

Các loại hình kiểm định chất lượng công trình phổ biến

Xây dựng một công trình không đơn thuần chỉ là việc dựng nên những bức tường, đổ bê tông hay lợp mái. Đó là cả một quá trình tỉ mỉ, đòi hỏi sự chính xác và đảm bảo chất lượng xuyên suốt. Trong hành trình ấy, kiểm định chất lượng công trình đóng vai trò cực kỳ quan trọng và là yếu tố tiên quyết để đảm bảo công trình được thi công đúng tiêu chuẩn, an toàn và bền vững.



Kiểm định chất lượng công trình đóng vai trò cực kỳ quan trọng

1. Kiểm định chất lượng vật liệu:

Trong cả 1 quá trình kiểm định chất lượng xây dựng để chắc chắn đảm bảo có được 1 công trình kiên cố và đảm bảo chất lượng đầu tiên sẽ bắt đầu với kiểm định vật liệu:

  • Kiểm định bê tông: Xác định cường độ chịu nén, độ dẻo, độ rẽ nứt, hàm lượng xi măng... đảm bảo bê tông đạt tiêu chuẩn về mác và độ bền.
  • Kiểm định cốt thép: Kiểm tra đường kính, chiều dài, độ dày, thành phần hóa học và tính chịu kéo của thép, đảm bảo thép không rỉ sét, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
  • Kiểm định gạch, cát, đá: Đánh giá chất lượng, cường độ chịu nén, độ hút nước, tạp chất... của các loại gạch, cát, đá theo từng loại công trình cụ thể.
  • Kiểm định vật liệu khác: Gỗ, nhôm, kính, sơn... cũng đều được kiểm định theo tiêu chuẩn riêng, đảm bảo chất lượng và tính an toàn khi sử dụng.
Kiểm định chất lượng vật liệu là rất cần thiết trước khi đi vào thi công
Kiểm định chất lượng vật liệu là rất cần thiết trước khi đi vào thi công

2. Kiểm định chất lượng thi công:

Ngay cả với những người thợ dày dặn kinh nghiệm, kiểm định chất lượng thi công vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công trình:

  • Kiểm tra cốt pha: Đảm bảo kích thước, độ phẳng, độ cứng vững, độ chênh lệch của cốt pha trước khi đổ bê tông, tránh sai sót ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
  • Kiểm tra thép, cốt định vị: Kiểm tra vị trí, khoảng cách, chủng loại, độ neo theo thiết kế, đảm bảo thép được lắp đặt đúng cách, phát huy tối đa chức năng chịu lực.
  • Kiểm tra đổ bê tông: Kiểm tra cường độ rung, lún bê tông, nhiệt độ bê tông tươi, điều kiện bảo dưỡng... đảm bảo bê tông được đổ đúng quy trình, đạt cường độ chịu lực cần thiết.
  • Kiểm tra các hạng mục khác: Móng, tường, dầm, sàn, mái... đều được kiểm tra độ phẳng, độ dốc, độ dày, độ sai lệch theo tiêu chuẩn thiết kế, đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ.

3. Kiểm định chất lượng hoàn thiện:

Sau khi quá trình xây dựng hoàn tất, công trình bước vào giai đoạn kiểm định chất lượng hoàn thiện:

Công trình bước vào giai đoạn kiểm định chất lượng hoàn thiện
Công trình bước vào giai đoạn kiểm định chất lượng hoàn thiện

  • Kiểm tra chống thấm: Kiểm tra mái, tường, các mối nối... bằng các phương pháp chuyên dụng, đảm bảo công trình không bị thấm dột, dột nước trong điều kiện thời tiết.
  • Kiểm tra hệ thống điện, nước, thông gió: Kiểm tra sự an toàn, ổn định, hiệu quả hoạt động của hệ thống điện, nước, thông gió theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo tiện nghi và an toàn cho người sử dụng.
  • Kiểm tra chất lượng bề mặt: Kiểm tra độ phẳng, độ nhẵn, màu sắc, rạn nứt... của sơn, gạch ốp lát, đá trang trí... đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền theo yêu cầu thiết kế.
  • Kiểm tra vệ sinh an toàn chung: Kiểm tra vệ sinh công trình, loại bỏ các vật liệu xây dựng còn sót lại, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh.
Sau khi hiểu được tầm quan trọng và phức tạp của việc kiểm định chất lượng. Việc chọn được 1 công ty kiểm định chất lượng xây dựng uy tín là cực kỳ cần thiết và không nên bỏ qua. Điều này không chỉ đảm bảo quá trình xây dựng mà còn yên tâm về chất lượng công trình sau khi đã đi vào sử dụng.

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

Quy định về thí nghiệm thép trong xây dựng

Quy định về thí nghiệm thép trong xây dựng được quy định tại các văn bản pháp luật sau:

- Luật Xây dựng năm 2020

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651:2018 về thép xây dựng - Lấy mẫu và thí nghiệm

Hình ảnh thí nghiệm cường độ mẫu khoan bê tông lấy từ công trình
Phòng thí nghiệm kiểm định xây dựng công ty ICCI

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2023

Quy định mới nhất của pháp luật về công tác thí nghiệm kiểm định xây dựng

Quy định mới nhất của pháp luật Việt Nam về công tác thí nghiệm kiểm định xây dựng được quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 4 năm 2021.

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

Quy định về Kiểm Định Xây Dựng và giám định xây dựng

Căn cứ Điều 5,6 Thông tư 10/2021/TT-BXD (Hiệu lực từ ngày 15/10/2021) có quy định về quản lý công tác Kiểm Định Xây Dựng và giám định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng như sau:

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021

Quy định về Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình

Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng được quy định tại Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng như sau:

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

Sự cố công trình xây dựng là gì?

Sự cố công trình xây dựng là hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng hoặc kết cấu phụ trợ thi công xây dựng công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình.

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

Tìm hiểu về phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là một thực thể trực thuộc tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, bao gồm: nhân lực (trưởng, phó phòng thí nghiệm, các thí nghiệm viên) và các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc thí nghiệm được bố trí trong một không gian riêng nhằm cung cấp các điều kiện để thực hiện các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được cấp mã số (LAS-XD) và có địa chỉ cố định ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

Quy định về phạm vi và lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Phạm vi và lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BXD hướng dẫn hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành như sau:

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

Quản lý công tác thí nghiệm hiện trường trong quá trình thi công xây dựng

Quản lý công tác thí nghiệm hiện trường trong quá trình thi công xây dựng công trình quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BXD, cụ thể như sau:

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Quy định về điều kiện đối với công ty thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 62/2016/NĐ-CP thì điều kiện đối với tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được quy định như sau:

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

QUY TRÌNH TIẾN HÀNH CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

1 Nghiên cứu h ồ sơ công trình 

Giai đoạn này nhằm tập hợp t ất cả các thông tin liên quan đến công trình cần kiểm định: các hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công và hoàn công công trình 

- Các hồ sơ thiết kế: hồ sơ khảo sát phục vụ thiết kế, bản vẽ, thuyết minh tính toán…

- Hồ sơ thi công công trình: bản vẽ thi công, thuyết minh biện pháp thi công, các biên bản hiện trường … 

- Các hồ sơ chứng nhận chất lượng vật liệu, kết cấu…sử dụng cho công trình 

- Các hồ sơ liên quan đến lịch sử khai thác công trình (ví dụ các hư hỏng, sự cố công trình, các hồ sơ thiết kế cải tạo trước đó ….) từ đó có cơ sở đánh giá việc sử dụng công trình có đúng với m ục tiêu thiết kế ban đầu hay không

2 Khảo sát sơ bộ tại công trình 

Giai đoạn này nhằm khảo sát, đánh giá sơ bộ hiện trạng chất lượng công trình đồng thời có thể xác định những nội dung công việc cần thiết sẽ được thực hiện ở các bước tiếp theo (nếu cần)

Các công việc sau có thể thực hiện tại công trình phục vụ việc khảo sát sơ bộ:

- Quan sát bằng mắt thường 

- Chụp ảnh hiện trạng 

- Xác định các vùng hư hỏng hoặc có dấu hiệu xuống cấp (tập trung chủ yếu ở các vùng như : liên kết giữa các kết cấu, chân cột, hệ thống thoát nước …) 

- Xác định sơ bộ tình trạng nứt công trình : khu vực nứt, các đặc trưng của vết nứt 

- Khảo sát tải trọng tác dụng lên công trình (tập trung chủ yếu tại các vùng hư hỏng)

3 Lập đề cương kiểm định

Dựa trên yêu cầu kiểm định và các thông tin thu thập được của hai bước trình bày trên, cần tiến hành lập đề cương kiểm định với các nội dung chính sau :

- Xác định các căn cứ, cơ sở lập đề cương 

- Xác định các nội dung cần kiểm định 

- Nêu các tiêu chuẩn thử nghiệm 

- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá 

- Kế hoạch khảo sát 

Đề cương kiểm định cần được sự thống nhất của các bên liên quan trước khi thực hiện các công việc kiểm định cụ thể

4 Khảo sát chi tiết tại hiện trường

A. Khảo sát tổng thể bên ngoài công trình

Khảo sát độ thẳng đứng công trình: 

Là biểu hiện cho sự làm việc của công trình và có liên quan đến sự làm việc của nền móng công trình

Khảo sát hiện trạng nứt trên các kết cấu công trình 

- Là dấu hiệu nhận biết sự làm việc, chất lượng của kết cấu công trình

 - Vết nứt có thể xuất hiện trên các kết cấu chịu lực BTCT : cột, dầm, sàn và trên các khối xây

Khảo sát hiện trạng nứt trên các kết cấu công trình 

- Quá trình khảo sát các vết nứt cần làm rõ : 

   + Vị trí, các đặc trưng phân bố nứt 

   + Phương và hình dạng vết nứt 

   + Kích thước các vết nứt 

   + Sự phát triển vết nứt theo thời gian (nếu có)

B. Khảo sát chi tiết các kết cấu công trình

Tùy thuộc vào mục đích của công tác kiểm định, các kết cấu công trình sau cần được khảo sát chi tiết:

- Kết cấu móng

- Kết cấu tường (chịu lực hoặc bao che). 

- Kết cấu khung - gồm cột và dầm

- Kết cấu sàn. 

- Kết cấu mái. 

- Cầu thang

C Các phương pháp thí nghiệm khảo sát chất lượng các kết cấu công trình

- Các phương pháp thí nghiệm không phá hoại tại hiện trường 

+ Dùng súng bật nảy Schmidt 

+ Phương pháp siêu âm bê tông 

+ Phương pháp điện từ xác định cấu tạo cốt thép

- Phương pháp khoan lấy mẫu bê tông, gạch-vữa (tiến hành thí nghiệm mẫu trong phòng thí nghiệm chuyên ngành) 

5 Xử lý, đánh giá kết quả

 Căn cứ vào hồ sơ thiết kế công trình, các tiêu chu ẩn quy phạm liên quan để đánh giá hiện trạng chất lượng công trình từ các kết quả kiểm định thu được

- Tập hợp kết quả khảo sát, trình bày ở dạng bảng sô, hình vẽ, sơ đồ kèm theo những nhận xét, mô tả, ghi chú, hình ảnh… 

- Xử lý, tính toán kết quả khảo sát. Kết quả tính toán thường được trình bày bằng bảng biểu, biểu đồ. 

- Xác định nguyên nhân gây nên những hư hỏng, khuyết tật và sự cố. Trình bày những nhận xét về hiện trạng đối với kết cấu kiểm tra. 

- So sánh kết quả khảo sát với những quy định của thiết kế, quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành có liên quan đến nội dung kiểm định công trình.

Với phương châm Uy Tín Trên Mọi Công Trình, Chúng tôi luôn mong muốn đem đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn uy tín, hiệu quả kinh tế và khách quan nhất.

Hãy liên hệ ngay với ICCI qua Hotline tư vấn toàn quốc - 0903994577 - dungtvkd@icci.vn - icci@icci.vn nếu công trình của Quý khách hàng đang cần kiểm định công trình hoặc gặp sự cố không mong muốn trong quá trình thi công, sử dụng hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến xây dựng – Với năng lực và kinh nghiệm của mình, ICCI sẽ đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng.

Tiêu chí thực hiện của ICCI:

- Nhanh chóng.

- Trung Thực.

- Chuyên môn phù hợp.

- Đúng quy định.

Điều kiện năng lực của ICCI và đội ngũ kỹ sư tham gia kiểm định công trình

- Là doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kiểm định chất lượng công trình xây dựng trên toàn quốc, khắp các khu vực Bắc - Trung - Nam được Sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0305296785

- Là tổ chức kiểm định được Bộ Xây Dựng Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng công nhận đủ điều kiện với năng lực, kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực kiểm định công trình.

- Sở hữu phòng thí nghiệm LAS-XD 203 được cơ quan có thẩm quyền công nhận và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

- Đội ngũ kỹ sư ICCI được đào tạo chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề phù hợp với cấp và loại công trình tham gia.

Tham khảo ngay:

Dịch vụ kiểm định chất lượng nhà xưởng ICCI 



KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG LÀ GÌ?

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng (viết tắt là kiểm định) là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan.


Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Thí nghiệm công trình chịu tải trọng tĩnh

I. Nhiệm vụ thí nghiệm công trình chịu tải trọng tĩnh 

- Khảo sát, so sánh sự làm việc thực tế của kết cấu công trình so với các giả thiết trong tính toán. 

- Tiến hành các nghiên cứu khoa học và các thử nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng. 

- Tham gia các nội dung trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm, xác định các hệ số thực nghiệm trong các bài toán thiết kế. 

- Thí nghiệm thử tải nghiệm thu công trình. 

- Thí nghiệm thử tải với những công trình đã và đang khai thác sử dụng khi có những thay đổi đáng kể.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc nhồi và cọc barrette

Có 3 phương pháp thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc, đó là: Thí nghiệm nén tĩnh cọc, phương pháp siêu âm, thí nghiệm gia tải bằng hộp osterberg.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Mẫu báo cáo thí nghiệm vật liệu xây dựng

Mẫu báo cáo thí nghiệm vật liệu xây dựng như thế nào là chuẩn nhất? Và mỗi vật liệu xây dựng khác nhau đều có mẫu báo cáo thí nghiệm khác nhau. 

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Thí nghiệm thép xây dựng: Phương pháp và tiêu chuẩn

Thí nghiệm thép xây dựng là công tác rất quan trọng để đảm bảo chất lượng cốt thép dùng trong bê tông công trình. Thép xây dựng là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Chất lượng của thép ảnh hưởng lớn đến chất lượng các công trình, vì vậy cần xác định các chỉ tiêu cơ lý để sử dụng thép một cách hợp lý. Các chỉ tiêu thường phải xác định là: giới hạn chảy, giới hạn bền và độ giãn dài tương đối.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Thí nghiệm chất lượng Bi Tum, bê tông Át Phan xây dựng

Bài viết hôm nay mình xin được giới thiệu đến các bạn hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng: Chất lượng Bi Tum, bê tông Át Phan. Quy trình thực hiện và phương pháp thí nghiệm chất lượng Bi Tum và Bê Tông Át Phan một cách hiệu quả nhất.

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Xác định độ lưu động của hỗn hợp bê tông

Trong bài viết hôm nay mình xin được giới thiệu đến các bạn phương pháp và các thao tác thí nghiệm vật liệu xây dựng xác định độ lưu động của hỗn hợp bê tông dẻo xây dựng thông thường.

Hỗn hợp bê tông có đạt chất lượng hay không và sử dụng các thành phần nguyên liệu phù hợp hay không ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình sau này. Qua bài viết này những kỹ sư giám sát thi công xây dựng tương lai sẽ nắm được quy tắc và phương pháp thí nghiệm vật liệu xây dựng độ lưu động của hỗn hợp bê tông. 

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Vai trò thí nghiệm vật liệu xây dựng và kiểm định công trình

Các căn cứ pháp lý khẳng định vai trò của thí nghiệm vật nghiệm xây dựng trong thực tiễn sản xuất.

- Luật xây dựng: Điều 76: Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình quy định: Nhà thầu xây dựng phải có nghĩa vụ
  • Kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng. 

Các Loại Hình Kiểm Định Nhà Xưởng Phổ Biến Hiện Nay

Kiểm định nhà xưởng là quá trình quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật. Mỗi loại hình kiểm định tập ...