Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Vai trò thí nghiệm vật liệu xây dựng và kiểm định công trình

Các căn cứ pháp lý khẳng định vai trò của thí nghiệm vật nghiệm xây dựng trong thực tiễn sản xuất.

- Luật xây dựng: Điều 76: Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình quy định: Nhà thầu xây dựng phải có nghĩa vụ
  • Kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng. 

Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình yêu cầu năng lực của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng như sau:

Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực:
  • Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; 
  • Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
  • Thiết kế quy hoạch xây dựng;
  • Thiết kế xây dựng công trình;
  • Khảo sát xây dựng công trình; 
  • Thi công xây dựng công trình;
  • Giám sát thi công xây dựng công trình;
  • Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
  • Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
  • Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Năng lực của các tổ chức, cá nhân nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận. 

- Quyết định 22/2008/QĐ-BGTVT: Quy chế giám sát trong ngành giao thông vận tải. 
- Quyết định 14/2008/QĐ-BGTVT: Ban hành Quy định công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông. 

- Quyết định 11/2008/QĐ-BXD: Ban hành Quy định công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

Thế nào là phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng 

Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là phòng thí nghiệm thực hiện các thí nghiệm, cung cấp các số liệu kết quả thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu chất lượng vật liệu và công trình xây dựng.

Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận là phòng thí nghiệm được Bộ Xây dựng hoặc Văn phòng Công nhận chất lượng – Tổng Cục Đo lường chất lượng tổ chức xem xét, đánh giá và quyết định công nhận năng lực phòng thí nghiệm với mã số LAS-XD hoặc VILAS. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải đăng ký hoạt động và được công nhận mới có giá trị pháp lý để cung cấp các số liệu thí nghiệm.

Năng lực phòng thí nghiệm là khả năng hoạt động của phòng thí nghiệm, được đánh giá thông qua các tiêu chí về: không gian và môi trường làm việc của phòng thí nghiệm; trang thiết bị thí nghiệm và khả năng thực hiện của nhân viên thí nghiệm tương ứng với các tiêu chuẩn kỹ thuật của phép thử; khả năng tổ chức và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm; hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm.

Tiêu chuẩn thí nghiệm vật liệu xây dựng

Các yêu cầu đối với phòng thí nghiệm vật liệu được công nhận

1. Phạm vi hoạt động: 

- Chỉ có quyền thực hiện những thí nghiệm ghi trong danh mục trong quyết định công nhận.

2. Tổ chức và quản lý: 

Phòng thí nghiệm phải có quyết định thành lập của 1 tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền.

3. Đảm bảo chất lượng

Phải có đủ trang thiết bị, tay nghề và trình độ quản lý, đảm bảo các số liệu và kết quả thí nghiệm đã công bố là chuẩn xác, sai số nằm trong phạm vi quy định của tiêu chuẩn tương ứng.

4. Lực lượng cán bộ

Phải có Trưởng phòng, các phó phòng (nếu có), một số công nhân, Thí nghiệm viên cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm và những cán bộ cần thiết khác.

Trưởng, phó phòng phải có trình độ đại học chuyên ngành xây dựng và được đào tạo về quản lý Phòng thí nghiệm

5. Diện tích mặt bằng

Diện tích mặt bằng: Phải có diện tích mặt bằng tối thiểu, đạt yêu cầu về điều kiện môi trường làm việc. Diện tích tối thiểu cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm không dưới 15m2. Nếu là Phòng thí nghiệm tổng hợp, diện tích mặt bằng tối thiểu không dưới 30m2.

6. Môi trường

Phòng thí nghiệm phải có điều kiện môi trường thoả mãn yêu cầu, có chỗ lưu mẫu theo quy định.

7. Quản lý chất lượng

Phải xây dựng hệ thống Quản lý chất lượng theo ISO 9001 hoặc theo ISO/IEC 17025.

8. Trang thiết bị
Phải đáp ứng các trang thiết bị theo yêu cầu của từng tiêu chuẩn thí nghiệm quy định (tham khảo phụ lục TCXDVN 297:2003).

Để hiểu hơn về công tác thí nghiệm và kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng các bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
>>>Các phương pháp thí nghiệm vật liệu xây dựng
>>>Ứng dụng và tiêu chuẩn thí nghiệm vật liệu xây dựng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Các Loại Hình Kiểm Định Nhà Xưởng Phổ Biến Hiện Nay

Kiểm định nhà xưởng là quá trình quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật. Mỗi loại hình kiểm định tập ...