Thí nghiệm vật liệu xây dựng là công tác giám sát và quản lý chất lượng hoạt động và khả năng làm việc của các nguyên vật liệu dùng trong xây dựng công trình. Công tác thí nghiệm này nằm trong quy trình kiem dinh chat luong cong trinh xay dung giúp chủ đầu tư quản lý toàn bộ nguyên vật liệu xây dựng mà nhà thầu sử dụng, đảm bảo đánh giá chính xác chất lượng và khả năng hoạt động công năng sử dụng của nguyên vật liệu mà nhà thầu sử dụng có đúng như cam kết đã ký kết trong hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư hay không.
Công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng có rất nhiều ứng ụng hiệu quả và quan trọng đối với một công trình xây dựng ngay cả khi đang trong giai đoạn thi công, nghiệm thu sử dụng và được áp dụng với cả các công trình cũ đã xuống cấp đang cần nâng cấp cải tạo lại khả năng sử dụng.
Ứng dụng mục tiêu của công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng
- Thí nghiệm để xác định khả năng nâng cấp công trình: Đối với các dự án công trình cũ cần nâng cấp cải tạo, công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng giúp đánh giá khả năng làm việc hiện tại của các kết cấu xây dựng chính trên công trình.Xác định khả năng làm việc và tính khả thi có đáp ứng được khả năng năng nâng cấp và cải tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng mới của chủ đầu tư mong muốn hay không. Phương pháp này sẽ giúp xác định mức độ an toàn của công trình và xác định các vị trí trọng yếu quan trọng cần nâng cấp cải tạo.
- Thí nghiệm để đánh giá và xác định mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của các sự cố xảy ra trên công trình:
Một số công trình khi đang trong quá trình sử dụng, hay trong quá trình thi công gặp phải các sự cố nứt, lún, nghiêng, võng… nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng vận hành an toàn của công trình. Công tác thí nghiệm giúp xác định nguyên nhân gây ra sự cố ở vị trí – điểm mấu chốt nào trên công trình, xác định công suất hoạt động của các vật liệu xây dựng có hoạt động hiệu quả hay không để từ đó lên phương án khắc phục sự cố xảy ra một cách hiệu quả nhất giúp công trình an toàn và ổn định hơn.
- Giải quyết các tranh chấp xảy ra về chất lượng xây dựng: Khi chủ đầu tư nghi ngờ về nguyên vật liệu mà nhà thầu sử dụng hay nghi ngờ về khả năng hoạt động và chất lượng của công trình phương pháp thí nghiệm vật liệu xây dựng sẽ giúp xác định chính xác chất lượng của từng nguyên vật liệu mà đơn vị thi công sử dụng trên công trình, giúp xác định nguyên vật liệu mà nhà thầu sử dụng có đúng như bản cam kết trong hợp đồng hay không và có đạt tiêu chuẩn chất lượng xây dựng hay không.
Các công tác thí nghiệm đánh giá chất lượng vật liệu xây dựng
- Đánh giá chất lượng bê tông xây dựng- Kiểm tra đánh giá mức độ đồng nhất, độ rỗng rỗ của các kết cấu bê tông xây dựng
- Kiểm tra cường độ chất lượng làm việc của bê tông bằng các phương pháp:
- Bắn súng bật nẩy: xác định nhanh chất lượng hoạt động của bê tông
- Siêm âm kết hợp bắn súng bật nẩy: Xác định độ đồng nhất của bê tông cốt thép mà không cần phải phá hủy các cấu kiện để kiểm tra.
- Khoan lấy mẫu thử - nén kiểm tra: Để xác định chính xác chất lượng sử dụng của bê tông
- Đánh giá và xác định số lượng, đường kính cốt thép đơn vị thi công sử dụng và lớp bảo vệ cốt thép theo TCXD VN 240:2000
- Đánh giá độ ăn mòn của cốt thép theo TCXD VN 294:2003
- Xác định độ rộng vết nứt bằng thiết bị phóng đại vết nứt 100
- Xác định độ sâu vết nứt bê tông, theo TCXDVN 225:1998
- Tiêu chẩn áp dụng : TCXDVN 363:2006 Kết cấu bê tông cốt thép - Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh
- Nguyên lý : Chất tải lên sàn và đo độ biến dạng của các cấu kiện với độ chính xác 0.01mm
- Các biến dạng thường gặp : Nứt, nghiêng, lún, võng.
- Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu hiện hành ; tiểu chuẩn đánh giá độ nguy hiểm công trình TCXDVN 373:2006
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét